1.Nhà tre lấy cảm hứng từ nghệ thuật gấp giấy Nhật bản:
Nhà thiết kế Minh Tang (Trung quốc) đảm bảo là không có ai có được cơ hội thưởng thức một giấc ngủ mà lại được tiếp xúc cận với bầu trời thiên nhiên như ngôi nhà bằng tre mà Ming Tang đã tạo ra. Tang đã lấy cảm hứng từ nếp gấp nhà tre được sử dụng như là nơi trú ẩn tạm thời trong những hậu quả của trận động đất. Những nơi trú ẩn này được xây dựng từ cột tre vững chắc trước khi lắp ráp thành các dạng hình học vững chãi nhưng vẫn có thể được gấp lại thành nhiều hình dạng. Đây là mô hình mà chính phủ Trung quốc đã kêu gọi các kiến trúc sư thiết kế cho hàng triệu nhà tạm phục vụ cho cộng đồng không may bị động đất nhấn chìm toàn bộ nhà cửa.
Lấy cảm hứng từ nghệ thuật gấp giấy Nhật bản, những thiết kế này làm nổi bật cấu trúc tre có thể được lắp ráp bằng nhiều cách và sau đó được phủ lên bằng dù hoặc vật liệu khác để tạo ra một nơi trú ẩn, đơn giản, hiệu quả.
2.Nhà dệt bằng tre:
Xu hướng thiết kế bền vững, bảo vệ môi trường ngày càng được nhận thức rõ bởi những kiến trúc sư, các kỹ sư xây dựng. Người tiêu dùng cũng ngày càng trở thành khách hàng có ý thức, họ đang yêu cầu "thiết kế xanh" và độ bền tuổi thọ của một sản phẩm, bao gồm tác động môi trường lâu dài. Phục vụ cho xu hướng này, nhà thiết kế Søren Korsgaard (Đan mạch) đã đưa vật liệu truyền thống, bền vững làm nguyên liệu để xây dựng một cấu trúc cực kỳ hiện đại. Ngôi nhà mà ông tạo ra có hình dạng bất thường được gọi là Nhà đan giống như tổ của con chim sâu.
Trong thực tế thiết kế có ý định làm nổi bật những khía cạnh uốn lượn như dệt của tre cho căn nhà. Giống như tổ chim, chúng thêu dệt nên môi trường sống của mình, con người cũng có thể sử dụng các vật liệu tự nhiên như tre để dệt nên một nhà của tương lai và năng động đưa ra một kinh nghiệm độc đáo về kiến trúc.
Ở đây cho ta thấy các bức tường, sàn và trần chạy được thiết kế và ứng dụng hết sức thông minh để phục vụ cho mục đích cách nhiệt, đồng thời cũng có những cửa sổ và bậc thềm rất tiện lợi.
Tuy nhiên các kiểu nhà dệt như vậy sẽ thích ứng nhất là áp dụng ở châu Á là khu vực có nhiều ánh nắng mặt trời và vật liệu tre đan là phổ biến.
3.Café Gió và Nước:
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa (Việt Nam) đã tạo ra cấu trúc đẹp rạng rỡ bằng cách sử dụng tre. Bởi tre là vật liệu nhẹ, linh hoạt nhưng rất mạnh mẽ, Nghĩa đã tận dụng lợi thế đó để thiết kế công trình Cafe Gió và Nước ở Bình Dương là một trong những cấu trúc rất thú vị và hấp dẫn với giá rẻ nhưng hiệu quả tối đa. Hình một nửa vầng trăng trong lý thuyết động học đơn gian sử dụng ánh sáng và gió là những lợi thế địa phương.
Cafe Gió và Nước của Võ Trọng Nghĩa
4.Cơ sở nông trang Mason Lan:
Cơ sở hoạt động nông trang Mason Lan tại Bắc Carolina là một công trình đẹp và bền vững. Đây là cơ sở trang trại sinh thái được thiết kế bởi Xưởng thiết kế De Leon & Primmer Architecture Workshop (Pháp) bao gồm hai nhà kho sử dụng vật liệu bền vững của địa phương. Đây là công trình có cấu trúc phức tạp để phục vụ cho trong nông nghiệp như lưu trữ mùa mang (hạt và cỏ khô).
Các cấu trúc chi tiết của công trình
5.Nhà tre bướm:
Dưới đây là một dự án hỗ trợ khó khăn của trẻ em mồ côi tị nạn trên biên giới của Miến Điện. Lấy cảm hứng từ kiến trúc trách nhiệm với xã hội các kiến trúc sư đã thiết kế xây dựng trong 6 túp lều tre đan, được gọi là Soe Tie Ker (Lều bướm). Được làm từ tre, các túp lều kết hợp các tính năng thông gió tự nhiên và thu giữ nước mưa để tái sử dụng. Đây là khu cung cấp tạm trú cho 24 trẻ mồ côi.
6.Nhà rừng tre:
Nhà Cây tre ở Đài loan là công trình tạo thành điểm khác thường được rất nhiều người quan tâm. Thiết kế và xây dựng bởi kiến trúc sư Roewu đến từ Anh. Cấu trúc bên ngoài hết sức độc đáo với những tấm màn bằng cây tre vững chắc nhưng rất bay lượn. Mặt tiền tre sang trọng hợp nhất cùng thiết kế nội thất tạo ra sự riêng tư đồng thời cho phép ánh sáng tự nhiên và không khí lưu thông tối đa.
Theo baoxaydung.com.vn