Những thiết kế thân thiện với môi trường và có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe con người là một trong các xu hướng thiết kế công trình hiện nay. Và đó cũng chính là điểm nhấn của công trình Viện Miken Trường Y tế Công Cộng bên cạnh giải pháp cấu trúc thiết kế đầy ấn tượng. Viện Miken Trường Y tế Công Cộng được nhắc đến với tòa nhà có tính năng cầu thang bộ “chằng chịt” làm lối đi chính lên các tầng trên giúp khuyến khích việc đi bộ của mọi người.
Thành lập vào năm 1997, Viện Miken Trường Y tế Công Cộng tại Đại học George Washington được xây dựng tọa lạc ở một ví trí khá đẹp xung quanh Washington Circle, một trong những vị trí mang tính biểu tượng Washington DC. Ngoài ra, Viện Miken còn được bao bọc bởi New Hampshire Avenue và K Street, cả hai đều là những đại lộ lớn cũng như 24th Street, kiên trúc viện Mike đánh dấu sự ảnh hưởng đến bộ mặt của huyện Foggy Bottom lịch sử. Mũi phía nam của của nó đã được lưu giữ để mở rộng và cải thiện một công viên hiện có tại khu phố.
Dự án tòa nhà này dự định tạo ra một nét đặc trưng riêng xác định lợi thế cạnh khuôn viên mới. Vừa qua, công trình đã được hoàn thiện và đưa vào hoạt động bao gồm văn phòng cho các ngành đào tạo và quản lý trường, lớp học tích cực với 15 mục đích chung khác nhau, 3 khán phòng, 4 phòng họp và các bức tường có thể thu vào một cách linh hoạt, phòng tiếp khách, nhà bếp...
Hình dạng tam giác của khu đất rất không bình thường. Từ bên ngoài vào trung tâm khu đất khoảng 140 feet, quá sâu cho ánh sáng ban ngày có thể chiếu vào bên trong. Quy định rằng 90% của tòa nhà được bao phủ bởi cấu trúc mới và áp đặt một giới hạn chiều cao tối đa 90 feet. Ban đầu, hình dung của tòa nhà như một tòa nhà 6 tầng, nhóm nghiên cứu đề xuất thiết kế hạ thấp hơn nữa chiều cao sàn và chèn thêm một tầng thứ 7.
Tuy xuất hiện với “diện mạo” kiến trúc trông phức tạp nhưng đó là một giải pháp rất nghiêm ngặt và sáng tạo. Một cam kết nội tại với những nguyên tắc thiết kế bền vững và một niềm tin sâu sắc rằng một tòa nhà học thuật cần được giúp đỡ để thúc đẩy kết nối mật thiết giữa sinh viên và giảng viên.
Mặt cắt đứng của tòa nhà.
Hệ thống kết cấu bê tông đổ tại chỗ tiếp xúc (được lựa chọn để tạo một hiệu ứng đặc biệt, mở rộng lớp học với các kích cỡ khác nhau), phần kích hoạt của mỗi cấp sàn được chọn lọc loại bỏ mà không làm vượt quá diện tích xây dựng cho phép, tạo cơ hội cho rất nhiều khe hở sàn, từ đó một loạt các cầu thang bộ “chằng chịt” quanh thân trong tòa nhà.
Thang máy được che dấu ra khỏi tầm nhìn nằm trong một góc tòa nhà, một hệ thống cầu thang bộ mở rộng theo hình ziczac lên và xuống tòa nhà, khuyến khích cho việc sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy. Mặt tiền của tòa nhà cài đặt trên một hệ thống vách kính đồng nhất có tính năng của một mô hình tùy chỉnh. Tùy theo vị trí mặt trời có thể tạo ra những thay đổi “tinh tế” của cho tòa nhà suốt cả ngày, từ đó, ánh sáng tự nhiên được cung cấp nhiều hơn. Một “cửa trời” ở tầng penthouse trên cùng được mở ra để không gian phòng ở sâu trong lõi của tòa nhà cũng nhận được ánh sáng tự nhiên.
Với thiết kế tinh tế này, Viện Milken Trường Y tế Công Cộng đã quảng bá công trình như một phần cần thiết cho mọi người. Cầu thang chính giữa khuyến khích việc bước đi đến các lớp học, các phòng đợi để mọi người chọn việc đứng và đi lại, theo đó, tất cả các nhân viên còn dùng những bàn giấy “đứng”. Michelle Baxter, nhân viên làm hồ sơ sinh viên tại Trường đại học George Washington nói rằng cô dùng lối đi xa để đi tới máy chụp hồ sơ hay để mua một ly cà phê và nó giúp cô đốt được tới 1.200 calo mỗi ngày. Một cuộc nghiên cứu nữa cho thấy khi ta càng ngồi nhiều thì càng có nguy cơ mắc các chứng bệnh nghiêm trọng hơn, theo cô Amanda Visek, một chuyên viên tâm lý làm việc với Viện Milken trường Y tế Công cộng chia sẻ “Việc ngồi quá nhiều gây ra một con số vấn đề về sức khỏe kém bao gồm tình trạng quá cân, béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh trầm cảm, thậm chí tử vong". Kiến trúc cầu thang bộ của tòa nhà có vẻ là chuyện nhỏ nhưng đã thay đổi cách sống hầu hết của mọi người làm việc và học tập trong tòa nhà này.
Viện Miken Trường Y tế Công Cộng là một công trình có sức ảnh hưởng trong khi nó còn mang tính giáo dục, nghiên cứu về vấn đề sức khỏe cộng đồng. Hơn nữa, kiến trúc tòa nhà là một phần không thể tách biệt trong hiệu quả mà nó mang lại.
Theo Designs.vn