1453-baotanghn

35.JPG

                    Một góc hoàng tráng của Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: HT

Thời gian vừa qua, nhiều hạng mục trong “Công trình Đại lễ nghìn năm” đã bị hư hại.

Ngay trong quá trình chuẩn bị bàn giao công trình này vào tháng 9/2010, các đơn vị đã phát hiện sự cố tràn nước ở hố thang máy công trình.

Trả lời báo chí chiều 7/6, Đại diện Ban quản lý dự án Bảo tàng này cho hay, lý do tràn nước vì có một mối nối bị hở, chứ không phải ngập nước mưa. Sự việc trên đã được đơn vị thi công xử lý.
Giải thích về hiện tượng “nước mưa dột xuống mái nhà”, Đại diện này khẳng định, do diện tích mái nhà rất lớn (12 nghìn mét vuông), lại có mưa đột ngột mà các đơn vị tham gia không đóng kịp hệ thống thoát khói trên mái, nên đã xảy ra hiện tượng “mưa dột”. Cho đến khi đóng cửa sổ thoát khói, hiện tượng này không còn.

Đại diện Ban quản lý dự án cũng thừa nhận những lỗi kỹ thuật như bong sàn tại cầu thang tầng 1, van nước bị rò rỉ làm ngấm nước xuống hầm… Nhà đầu tư Vinaconex và Bảo tàng Hà Nội thông báo đã khắc phục được những lỗi trên.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng thông báo về sự cố hiện vật “Chim xả đầu đen” ở đây bị nấm mốc vào tháng 2/2011. Vì thế, Bảo tàng Hà Nội đã phải phối hợp các Viện Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa để kiểm tra, xử lý, bảo quản thường xuyên với toàn bộ hiện vật thuộc chủ đề thiên nhiên đang được lưu giữ.

“Thanh minh” về lý do khách vắng vẻ vào ngày nghỉ, Đại diện Bảo tàng Hà Nội cho rằng, hiện tượng này không phải chỉ riêng Bảo tàng này mới có. Mặt khác, theo ước lượng của họ, mỗi ngày “Công trình nghìn năm” này có khoảng… 2 nghìn người tham quan (?).

Để hoàn tất việc trưng bày, theo ông Lê Văn Dục, bảo tàng cần thêm khoảng 760 tỷ đồng. Như vậy tổng mức đầu tư cho công trình này lên đến gần 2.800 tỷ đồng.

Nếu hỏng tiếp, ai chịu trách nhiệm?

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Lê Văn Dục cho hay, nếu Bảo tàng Hà Nội tiếp tục bị hỏng thì đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm. Thời gian “bảo hành” là 24 tháng, kể từ khi bàn giao.

Theo kienviet