Frank Lloyd Wright là một nhà kiến trúc sư người Mỹ, đồng thời ông còn là nhà thiết kế nội thất, nhà văn và nhà giáo dục. Trải dài sự nghiệp của mình, ông đã có hơn 1000 cấu trúc và 532 công trình kiến trúc lớn nhỏ.

I. Tiểu sử và cuộc đời thời niên thiếu

 

Frank Lloy Wright sinh ngày 8 tháng 6 năm 1867 và mất ngày 9 tháng 4 năm 1959.

 

Sinh ra tại một thi trấn nông nghiệp ở Richland Center, tiểu bang Wisconsin, Mỹ. Frank là người con cả của một gia đình giàu truyền thống học thuật với cha là William Wright một nhà diễn thuyết, nhà dạy nhạc và là một mục sư đang kính. Mẹ là Anna Lloyd Jones - một giáo viên, bà xuất thân thuộc dòng dõi lớn, danh giá và giàu có Lloyd Jones, di cư từ xứ Wales sang Spring Green, WiIsconsin.

 

Một số hình ảnh về thời niên thiếu của Frank Lloy Wight:

 

 

 

Với ước nguyện con trai lớn của mình sẽ trở thành một nhà kiến trúc sư đại tài trong tương lai. Từ nhỏ, Frank Lloy Wright đã mẹ được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những bản vẽ nhà thờ, những công trình kiến trúc được xé ra từ những tờ tạp chí dán đầy khắp phòng, bà còn cho Frank đi tham quan nhiều triễn lãm kiến trúc, và mua tặng ông bộ trò chơi khối xếp hình của Friedrich Wilhelm August Fröbel (còn được gọi là khối Foebel).

Trò chơi này bao gồm nhiều khối hình học khác nhau có thể được kết hợp thành nhiều tổ hợp đa dạng để hình thành các tổ hợp không gian ba chiều- món đồ chơi đã đặt nền móng cho sự nghiệp của ông và cho đến tận bây giờ vẫn còn hiện hữu trong các thiết kế.  Frank đã từng chia sẻ: “ Trong vài năm, tôi ngồi trên bàn nhỏ của trẻ mẫu giáo, và chơi với khối vuông, khối cầu và hình tam giác, những khối hình bằng gỗ cây thích nhẵn đó…tất cả vẫn còn nằm trên những ngón tay tôi đến ngày hôm nay…”

 

 

Hình ảnh về khối gỗ Froebel

 

 

II. Sự nghiệp - Phong cách sáng tác và một số tác phẩm tiêu biểu

 

Wright bắt đầu được đào tạo chính thức tại ngành kỹ sư của đại học Wiscondin-Madison, nơi ông là thành viên của hội huynh đệ Phi Delta Theta. Ông đăng ký lớp học bán thời gian trong 3 học kỳ, trong khi học nghề với một chủ thầu đại phương và chuyên gia về công trình dân dụng.

 

Năm 1887, vì đam mê kiến trúc, Wright rời trường đại học mà không lấy bằng. Tuy vậy, với tài năng của mình, ông vẫn được chứng nhận bằng tiến sĩ danh dự ngành Mỹ học vào năm 1995.

 

Sau khi rời trường đại học, ông đến Chicago tìm việc làm và tìm được vận may để phát triển sự nghiệp vào năm 1971.

Do có vụ hỏa hoạn lớn, cùng với sự bùng nổ dân số, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng được đặt làm trọng yếu và trở nên cực kỳ cấp bách trong những năm sau đó. Với tinh thần nhanh nhẹn, và ý chí quyết tâm không sợ khó, ông đã nắm bắt được cơ hội việc làm của mình bằng cách xin phỏng vấn ở nhiều công ty lớn và được nhận vào công ty thiết kế của Joseph Lyman Silsbee.

 

Ở công ty thiết kế Joseph Lyman Silsbee, Wight đã sớm được sớm tiếp xúc vớí các kiến trúc sư tiến bộ tại Chicago như Adler và Sullivan. Louis Sullivan là một ảnh hưởng quan trọng,ông ta đã giao cho Wight thiết kế cho các khu dân cư, trụ sở làm việc. Và đây là một trong những bước tiến rất quan trọng trong quá trình tích lũy kinh nghiệm cũng như phát triển sự nghiệp của ông sau này.

 

Trái ngược với phong cách thiết kế chỉ hướng đến phong cách kiến trúc Victorian và kiến trúc phục hưng của Silsbee, Frank Lloy Wight luôn hướng đến điểm khác biệt và những chất riêng trong thiết kế của mình, thời kỳ đó ông tự cho rằng các công trình của ông luôn duyên dáng như tranh vẽ, và không ngừng nổ lực để cải thiện tay nghề, làm việc tiến bộ hơn.

 

Năm 1893, Wright cảm thấy việc tích kuỹ kinh nghiệm đã đủ, ông quyết định làm riêng theo cách của mình.

 

 

Phong cách thiết kế kiến trúc hữu cơ

 

Wright coi kiến trúc là “thể hữu cơ có sinh mệnh” - kiến trúc và môi trường hoà thành một và đã thể hiện rất sớm nguyên tắc thiết kế sinh thái trong kiến trúc, đó là nguyên tắc thiết kế kiến trúc hữu cơ. Đề cao tính tự nhiên, tính nguyên thuỷ, tính trữ tình, tính địa phương và cho rằng thiết kế là một quá trình biến hoá, kiến trúc trước sau ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sinh hoạt của người sử dụng.

 

Điển hình là công trình kiến trúc Biệt thự Falling water, đây là một trong những kiệt tác đầu tay xuất sắc nhất của Frank Lloy Wight, được xây dựng trong vòng 3 năm (1936 - 1939), dựa theo đơn đặt hàng thiết kế nhà nghỉ cuối tuần cho gia đình Edgar Kaufmann, tọa lạc tại cùng nông thông phía Tây Nam tiểu bang Pennsylvania.

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight biệt thự Falling water

 

Biệt thự Fallingwater - Một trong những Công trình kiến trúc đầu tiên của Frank Lloy Wight

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight biệt thự Falling water

 

Vào thời điểm thiết kế công trình này, Wight đã sớm nắm bắt được đặc thù tinh túy nhất của kiến trúc Nhật Bản, đó là cách xử lý không gian hài hòa giữa con người, thiên nhiên và kiến trúc, do vậy dù ở đâu trong không gian ngôi nhà cũng nghe được tiếng suối reo, tiếng lá rừng và tiếng gió xào xạc. Có lẽ đây chính là những yếu tố giúp Frank Lloyd Wright thiết kế thành công kiệt tác này.

Nội thất bên trong Biệt Thự Falling Water

 

Nội thất bên trong Biệt Thự Falling Water

Kết hợp giữa sự tính toán chặt chẽ và tư duy tinh tế, Frank Lloy Wight đã thiết kế căn nhà để con người có thể hòa hợp với thiên nhiên một cách tối đa nhất bằng cách xây dựng phòng ngủ nhỏ, một số thậm chí còn có trần nhà thấp, như muốn khuyến khích mọi người hãy lao ra khoảng không bao la, trong lành, tươi mát bên ngoài.

 

Nội thất bên trong Biệt Thự Falling Water

 

Frank Lloy Wight đã thật sự tạo nên một công trình vĩ đại cho nhân loại, và đây được xem là một trong những kiệt tác lớn nhất trong sự nghiệp của ông.

 

 

Thiết kế phá cách với những đường cong táo bạo

 

Kiến trúc của Wright là thơ, là nhạc, là ám thanh muôn màu của cuộc sống, ông từng nói "chất thơ của hình thức cũng cần thiết như lá của táo, hoa của cây, da thịt của thân thể", công trình của ông luôn là những ví dụ điển hình cho chủ nghĩa lãng mạn trong kiến trúc.

 

Một số công trình công cộng  thể hiện những đường nét uốn lượn, những đường cong táo bạo của Frank Lloy Wight:

 

Bảo tàng Guggenheim New York

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight-bảo tàng Guggenheim

 

Toàn cảnh bảo tàng Guggenheim

 

 

Bảo tàng Guggenheim không giống theo bất kỳ phong cách của các công trình kiến trúc quen thuộc nào trong thành phố New York, nó được trang bị cho riêng mình một nét duyên dáng độc đáo và hấp dẫn.

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight-nội thất trong bảo tàng Guggenheim

 

Nội thất bên trong bảo tàng Guggenheim

 

 

Đó là một nơi tuyệt vời chỉ để thư giãn và đắm mình vào nền văn hóa thành phố lớn. Bên trong là một cuộn dây xoắn ốc nhẹ nhàng với alcoves nhỏ, bao gồm các công trình khác nhau của hiện đại, đương đại, nghệ thuật ấn tượng.

 

Ánh sáng tự nhiên tỏa sáng khắp xug quanh thành bảo tàng. Mọi ngóc ngách trong công trình đồ sộ này điều được chiếu sáng bởi một ánh sáng bầu trời tuyệt đẹp nơi vòm mái.

 

 

Giaó đường Beth Sholom Congregation

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight-giáo đường beth Sholom

 

Giaó đường Beth Sholom Congregation

 

Giáo đường Beth Sholom Congregation được xem như là 1 công trình lịch sử của Quốc gia vì ý nghĩa của nó mang lại cho kiến trúc Mỹ.

 

Tòa tháp hình kim tự tháp bằng kính, được xây dựng vào những năm 1950, phản ánh hai ẩn dụ - chi phối lều và núi để truyền đạt ý nghĩa linh thiêng tập thể. Đây còn là một trong những hoa hồng quan trọng nhất của Wright trong sự nghiệp lâu dài và hiệu quả của mình

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight-nội thất giáo đường Beth Sholom

 

Nội thất bên trong Beth Sholom Congregation

 

 

Các công trình của ông, bên cạnh nét đặc trung là sự hài hòa với thiên nhiên còn luôn có hình thức bay bổng, táo bạo và cách tổ chức không gian rất hấp dẫn, độc đáo vượt quá sự tưởng tượng của người đương thời.

Những thiết kế mang tính tiện dụng cao

Price Tower

 

Price Tower được xem là 1 thiết kế vĩ đại trong thế kỷ 20, đây là thí nghiệm tiên phong của Frank Lloy Wight trong mô hình tòa nhà chọc trời đa chức năm : một cấu trúc đa dạng về chi tiết cao, mỏng, với mục đích sử dụng là kết hợp văn phòng kinh doanh, bán lẻ và căn hộ.

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight- price tower

 

Cho đến hôm nay , Price Tower vẫn tiếp tục đi theo mục đích thiết kế ban đầu của Wright, cung cấp nhiều cơ hội cho du khách và người dân học hỏi, tương tác với một trong những thành tựu lớn nhất của ông.

 

Thiết kế từ trong ra ngoài

 

Trong quá trình thiết kế, Wright thực hiện nguyên tắc "thiết kế từ trong ra ngoài", nguyên tắc "bố cục khai phóng" mà ông đề xướng.

 

Ngoài nghề  kiến trúc sư, Wright cũng được biết tên qua "Interior design" . Nhiều căn nhà do Wright design thường có cả những món "nội trang" như bàn ghế, kệ sách và stained glass do Wright sáng tác.

KTS-Frank-Lloyd-Wight-nha-schwartz

KTS-Frank-Lloyd-Wight-nha-schwartz

 

Nội thất trong thiết kế căn hộ The Schwartz House

 

Khác với nhiều đồng nghiệp cùng thời, Wright còn có năng khiếu đậc biệt về trang trí, tạo tác đổ nội Ihấl và thủ công mỹ nghệ. Hầu hết các cóng trình mà ông thiết kế, ông đều thực hiện toàn bộ phần thiết kế nội thất và trang trí. Chính vì vậy các công trình của Wright đều rất đồng bộ, thống nhất và có vẻ đẹp hoàn thiện đến từng chi tiết, vật dụng nhỏ nhất.

 

Một số hình ảnh về không gian nội thất “NGÔI NHÀ CỦA KENNETH LAURENT” :

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight

 

Tường bao của ngôi nhà uốn theo hình lưỡi liềm, tạo vẻ mềm mại, công trình trở nên hòa hợp môi trường xung quanh, các yếu tố thiên nhiên được khéo léo đưa vào không gian nội thất.

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight-nha KENNETH LAURENT

 

KTS Wight nhà KENNETH LAURENT

 

Wright đã dồn nhiều tâm huyết & sự sáng tạo trong công trình này, trong đó nổi bật là phương pháp làm ấm sàn nhà bằng hệ thống ống nước nóng ẩn bên dưới. Ngôi nhà với các hành lang rộng và cửa sổ lớn xuống đến sát sàn nhà, có lối đi được thiết kế cho người khuyết tật.

 

KTS-Frank-Lloyd-Wight-nha KENNETH LAURENT

 

Những chi tiết nhỏ như những chiếc ghế, chiếc bàn điều do tự tay ông sáng tác.

KTS-Frank-Lloyd-Wight-nha KENNETH LAURENT

 

Ngôi nhà gồm nhiều phòng luôn tràn ngập ánh sáng tinh khiết, làm tôn lên vẻ đẹp của tường gạch thô, đồ nội thất bên trong.

Một nhà thiết kế đa tài

 

Có thể nói, với tính cách táo bạo và tài năng của mình, Frank Lloy Wight đã để lại một tài sản đồ sộ về những công trình kiến trúc của mình, góp phần không nhỏ vào nền kiến trúc của Thế Giới.

 

Theo Designs.vn