Văn phòng kiến trúc NL ở Amsterdam vừa hoàn thành công trình mới với một mặt tiền gây sự chú ý ở các mặt tường cửa sổ của trung tâm thể thao ở Dordrecht, Hà Lan.
Mặt tiền trung tâm thể thao
Khách hàng: Properstok / Heijmans vastgoed / thành phố Dordrecht
Người sử dụng: Trường cao đẳng Insula, Stedelijk Dalton Lyceum và Cao đẳng Wartburg
Khu đô thị: West 8
NL Architects: Pieter Bannenberg, Walter van Dijk, Kamiel Klaasse
Giai đoạn thiết kế sơ bộ tái phát triển: Wim Sjerps và Arne van Wees
Giai đoạn thiết kế hoàn thiện: Wim Sjerps và Arne van Wees
Phối hợp: BBN Adviseurs
Kỹ sư Kết cấu: Ingenieursbureau Zonneveld BV
Xây dựng Vật lý / Âm: Peutz
Thi công: Burgers Ergon
Thiết kế tường leo núi: ONL
Nhà thầu: Heijmans Bouw BV
Cảnh quan xung quanh
Văn phòng kiến trúc NL ở Amsterdam vừa hoàn thành công trình mới với một mặt tiền gây sự chú ý ở các mặt tường cửa sổ của trung tâm thể thao ở Dordrecht, Hà Lan. Trên nền tường màu nâu truyền thống, 3 khung cửa kính lớn với các đường khúc khuỷu tựa như những ngọn núi cao xuất hiện gây chú ý cho khu vực cảnh quan xung quanh. Lớp kính trong suốt cung cấp một góc nhìn xuyên suốt thể hiện rõ tính năng cơ bản của tòa nhà.
Buổi tối ở trung tâm
Cơ sở Spordtgebouw được thiết kế chính bởi văn phòng kiến trúc sư NL như một phần của dự án quy hoạch của thành phố Leerpark bởi công ty quốc tế West 8. Được thiết kế dựa trên sự tìm hiểu của những người ham mê bộ môn leo núi, các kiến trúc sư đã thiết kế khu vực phòng leo núi có hình dạng như một hang động lớn với vách cao tạo sự hứng khởi cuốn hút cho những người ưa thích bộ môn mạo hiểm này. Nhìn tòa nhà vào ban đêm, các phòng leo núi 3 mức độ cao - thấp - trung bình trở nên sáng rực và gây chú ý.
Phòng luyện tập với độ cao lớn
Ngoài 3 phòng leo núi với 3 mức độ chính, nơi đây còn có 5 phòng thể thao khác nữa nhằm phục vụ cho các đối tượng thích thể thao mạo hiểm và các học sinh của các trường cao đẳng đại học trong vùng. Ngoài ra, những phòng này cũng cung cấp nơi tập luyện cho cư dân xung quanh vào các buổi tối và cuối tuần. Bốn phòng thể thao được đặt ở tầng trệt, với hai phòng ở hai bên khu vực trung tâm tiện ích nơi được sử dụng để lưu trữ các thiết bị luyện tập thể thao. Spordtgebouw, Dordrecht là một cơ sở thể thao kết hợp với ba trường riêng biệt với tên gọi là "Leerpark". Theo truyền thống, mỗi trường có phòng tập thể dục cá nhân của họ. Nhưng bằng cách kết hợp các phòng thể thao thành một trung tâm giáo dục thể thao chất lượng có thể sẽ cải thiện được cảm hứng và sức khỏe cho các học sinh. Điều đó đồng nghĩa sẽ có sự tăng mức độ phức tạp trong luyện tập nhưng giá trị sau đó cũng sẽ được tăng lên.
Kết cấu có sự thống nhất với quy hoạch toàn vùng
Nhờ việc sử dụng những mảng kính lớn, các phòng leo núi được cung cấp luồng ánh sáng tự nhiên cho các vận động viên và người luyện tập. Thông thường các trung tâm thể thao thường có xu hướng sử dụng vật liệu giá rẻ, các kết cấu thép thường lượn sóng. Tuy nhiên, Spordtgebouw sẽ được sử dụng hệ thống kết cấu đô thị mới của Leerpark
Nhiều điểm bám cho nhiều đối tượng
Để thuận lợi cho nhiều đối tượng sử dụng và tùy theo các trường hợp ứng biến mà các phòng leo núi được thiết kế với nhiều điểm bám cho tay và chân. Các bề mặt tường bên trong đều được thiết kế lồi lõm nhiều bề mặt tạo ra mức độ khó khăn tạo cảm giác như bạn đang leo núi thực vậy. Màu cam vẫn là gam màu cơ bản được sử dụng như hầu hết các câu lạc bộ leo núi khác. Những điểm bám được sử dụng nhiều màu sắc tạo sự tươi trẻ cho bộ môn đòi hỏi sức khỏe và cũng giúp người tập luyện dễ dàng nhận biết.
Phòng tập không giới hạn độ tuổi nhờ thiết kế đa dạng và nhiều điểm bám cho tay chân.
Ngoài các phòng luyện tập, ở mặt tiền, một quán cafe dành cho các vận động viên và người luyện tập thư giãn sau những giờ vận động.
Dạng phòng cho mức độ luyện tập hạn chế độ cao nhưng khó hơn
Cầu thang dẫn tới các phòng luyện tập còn lại
Một phòng dành cho các môn chạy và chơi các loại bóng
Dưới đây là những hình ảnh mặt bằng trung tâm Spordtgebouw:
Chúng tôi nhận định đây là công trình thể thao đáng chú ý, cần phải quan tâm bởi loại hình và các trung tâm luyện tập thể thao ở Việt Nam nói chung và bộ môn leo núi nói riêng chưa làm được. Vậy còn đọc giả thì sao?
Theo Designs.vn